Facebook, MySpace, Twitter hay Zing me, YuMe, Bang.vn tại Việt Nam kết nối hàng triệu triệu người từng giờ, từng phút qua Internet. Vậy làm thế nào chúng ta khai thác hiệu quả các mạng xã hội này cho công việc kinh doanh?
“Mạng xã hội giúp phát triển kinh doanh theo 2 cách,” Susan Barmes, Phó Giám đốc của Pochester Institue of Technology’s Lab for Social Computing cho hay: “Những khách hàng trung thành của bạn có những cộng đồng riêng và họ cung cấp các thông tin chứng thực cho sản phẩm của bạn đến cộng đồng đó; Doanh nghiệp bạn và những nhân viên của bạn có thể chia sẻ thông tin với nhau thông qua các mạng xã hội khác nhau.”
Sự hấp dẫn của
Mạng xã hội (social Network) là gì?
Như nhà chiến lược web Lorrie Thomas đã nói: “Những doanh nghiệp nhỏ có thể thống trị nếu họ nắm lấy mạng xã hội như là một phần của chiến lược tiếp thị của mình.”
Vậy triển khai tạo liên kết website với mạng xã hội như thế nào?
1. TẠO LIÊN KẾT WEBSITE VỚI MẠNG XÃ HỘI PHÙ HỢP
Có hàng tá những trang web giúp các Doanh nghiệp nhỏ có thể đăng tải thông tin, tạo trang giới thiệu sản phẩm. Tuy nhiên, bạn hãy chọn trang phù hợp với sản phẩm, công ty của bạn. Ví dụ
Facebook được sử dụng dễ dàng để cập nhật những “FRIENDS” biết những thông tin mới nhất về sản phẩm, các tin tức hấp dẫn. Đặc biệt hơn, Facebook là một công cụ PR cá nhân tuyệt vời, nó còn giúp bạn tiếp cận và gửi thông tin đến những người mà bạn sẽ không bao giờ có cơ hội tiếp cận theo những cách khác.
2. LẬP RA CÁC MỤC TIÊU KHẢ THI
Một số doanh nghiệp nhỏ cố gắng tham gia vào tất cả các mạng xã hội sẽ nhanh chóng bị quá tải. Các chuyên gia cho rằng xây dựng một kế hoạch với các mục tiêu rõ ràng là rất quan trọng. “Tất cả là chất lượng, chứ không phải số lượng.” Mary Ellen Tribby, đồng tác giả cuốn sách Changing the Channel: 12 Easy Ways to Make Millions for Your Business phát biểu. Ví dụ, có những trang Fanpage của Facebook của doanh nghiệp có đến 70.000 fans nhưng chỉ có 2000 fans đúng là khách hàng mục tiêu thì số lượng fans trên chẳng mang lại hiệu quả gì. Mục tiêu của chiến dịch bạn thực hiện là: Tạo hiệu ứng? Xây dựng một danh sách? Cần bán được hàng? Tạo dựng mối quan hệ? Hay đơn giản là thu thập các phản hồi? Tùy theo câu trả lời, bạn sẽ biết những mục tiêu gì bạn thực sự cần làm và xây dựng một kế hoạch hợp lý.
3. XÁC ĐỊNH PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG
Mạng xã hội liên quan mật thiết đến phân khúc thị trường. Bạn phải xác định rõ khách hàng đang ở đâu? Những cơ hội để tiếp cận và xây dựng mối quan hệ sâu sắc với khách hàng là gì? Khách hàng tham gia các chat room hay chỉ kết nối với các nhóm thành viên cụ thể? Ví dụ, nếu bạn đang bán hàng cho các bà mẹ, bạn nên tận dụng các trang web tương tự webtretho.com hay chavame.com, nếu bạn muốn tiếp cận các bạn trẻ yêu thích công nghệ thì tinhte.vn là lựa chọn số 1, với slideshare.net sẽ giúp bạn dễ dàng đăng tải các bài viết, tài liệu chuyên ngành hướng dẫn, cung cấp kiến thức tuyệt vời cho khách hàng của bạn….
4. HÃY LÀ MỘT CƯ DÂN MẠNG TỐT
Tham gia vào các mạng xã hội sẽ không đóng phí gì, nhưng có những quy tắc bạn phải tuân theo và sẽ phải trả cái giá rất đắt nếu bạn làm không đúng hoặc ngược lại điều đó. Một mạng xã hội không phải là nơi bạn phát hành các thông cáo báo chí hoặc những cập nhật liên tục về sản phẩm mới. Hãy chia sẻ những thông tin, tài nguyên và đặc biệt là những thể hiện đáng tin cậy về sản phẩm và chuyên môn của bạn, công ty bạn”. Đồng thời bạn cũng nên cập nhật, đăng tin đều đặn, ít nhất một lần trên tuần.
5. HÃY CỞI MỞ
Một phần của lý do mạng xã hội trở thành một công cụ hiệu quả là vì bạn dễ dàng kết nối được với người mới. Do đó, cởi mở là yếu tố rất quan trọng. “Khi bạn tham gia vào một mạng xã hội bất kỳ, bạn cần phải là một Open Networker” – Jorge Olson, chuyên gia lĩnh vực Mạng xã hội và là tác giả cuốn sách Unslelfish Guide to Self Promotion cho biết. Vậy Open Networker là gì? Là người chấp nhận lời mời để kết nối và trở thành bạn với tất cả mọi người. “Điều này nghe có vẻ đơn giản, tuy nhiên lại không phải như vậy”, Jorge Olson nói thêm, “Rất nhiều người vẫn sợ kết nối, đăng hình ảnh hay cho hiển thị địa chỉ email của họ.
6. NHƯNG ĐỪNG CHIA SẺ QUÁ NHIỀU THỨ
Hãy hiểu rằng tất cả các thông tin bạn đăng tải trên các trang xã hội điều được đọc bởi tất cả mọi người biết bạn. Ngay cả khi bạn tạo một trang cá nhân với quyền xem là riêng tư (private), hãy luôn nhớ rằng, vẫn có thể có một ngày, đồng nghiệp hoặc chính khách hàng của bạn sẽ lướt qua trang của bạn và đọc được những thông tin bạn đã đăng tải. Do đó, theo lời khuyên từ chuyên gia, hãy think twice – nghĩ hai lần trước khi đăng những thông tin liên quan đến chính trị, quan điểm cá nhân hay đơn giản là những câu nói đùa. “Nó có thể hoàn toàn thích hợp với những người bạn, nhưng có thể gây những khó chịu hoặc xúc phạm, hoặc thể hiện sự không chuyên nghiệp đối với khách hàng của bạn.
7. NGHE NHIỀU HƠN NÓI
Một xu hướng tự nhiên sau khi đăng nhập vào mạng xã hội, Doanh nghiệp bắt đầu chiến dịch truyền thông về sản phẩm hay dịch vụ ngay lập tức. Nhưng bạn phải lưu ý là: hãy nghe nhiều hơn khi mới bắt đầu. Bạn nên tìm hiểu các blogs, bài viết của các nhà lãnh đạo, chuyên gia đầu ngành hoặc các cộng đồng của lĩnh vực bạn kinh doanh để hiểu rõ môi trường truyền thông xã hội như thế nào là phù hợp. Vậy khi nào thì thuận lợi để bắt đầu nói về công ty bạn? Bạn sẽ thấy dấu hiệu rõ ràng khi bạn được bắt đầu nói về mình, thông thường, đó là khi thành viên khác của mạng lưới hỏi về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Có thể bạn quan tâm:
+ Bảng báo giá website năm 2016
+ Thiết kế website uy tín tại Hà Nội
+ Thiết kế website bán hàng chuẩn seo